Chuyển tới nội dung

So Sánh Tôn Nhựa Và Tôn Sắt Chi Tiết – Nên Chọn Tấm Lợp Nào?

So Sánh Tôn Nhựa Và Tôn Sắt Chi Tiết - Nên Chọn Tấm Lợp Nào?

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng, sự lựa chọn vật liệu xây dựng cũng trở nên đa dạng. Hiện này, tôn nhựa và tôn sắt là hai trong số những vật liệu được sử dụng rộng rãi. Vậy nên chọn sản phẩm nào để đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí? Hay đâu là ưu và nhược điểm của từng tấm lợp? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào việc đưa ra sự so sánh tôn nhựa và tôn sắt. Từ đó giúp bạn lựa chọn vật liệu phù hợp với từng công trình.

Tại sao so sánh tôn nhựa và tôn sắt là vấn đề quan tâm

Trong xây dựng, tôn nhựa và tôn sắt là hai loại vật liệu được cân nhắc hàng đầu. Hai vật liệu này có nhiều ứng dụng và thích hợp với các công trình khác nhau. Và tất nhiên, mỗi sản phẩm thì đều có ưu và nhược điểm của mình.

Trong khi tôn sắt được sử dụng từ lâu và đến nay vẫn được ưa chuộng thì tôn nhựa lại mới nhưng ưu việt. Vậy hiện nay, khi xây dựng một công trình, nên lựa chọn tấm lợp nào là tốt nhất? – Đây chính là vấn đề rất được quan tâm đối với cả nhà thầu cũng như chủ công trình.

Vậy thực tế so sánh tôn nhựa và tôn sắt nhằm mục đích gì? Đó là để chọn vật liệu nào phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của công trình. Nhờ vậy giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình trong thời gian dài.

Trong bài viết này sẽ đi sâu vào những đặc điểm, ưu và nhược điểm của từng loại tấm lợp. Từ đó so sánh và tìm ra loại vật liệu phù hợp cho từng loại công trình.

Tính năng và đặc điểm của tôn nhựa

Tôn nhựa là một loại vật liệu xây dựng mới, được sản xuất từ nhựa PVC và bột đá,…. Nó được nghiên cứu và phát triển để thay thế cho các vật liệu xây dựng truyền thống. Vị dụ như tôn sắt hoặc ngói. Với nhiều ưu điểm vượt trội, tôn nhựa đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.

Ưu điểm của tôn nhựa

Tôn nhựa có nhiều ưu điểm vượt trội so với tôn sắt hoặc ngói. Có thể nói tôn nhựa tiếp thu ưu điểm và hạn chế những mặt hạn chế của tấm lợp truyền thống. Vì thế tính năng sản phẩm tương đối ưu việt. Một số giá trị mà vật liệu này mang đến cho công trình có thể kể đến: 

Cận Cảnh Tôn PVC ASA
Cận Cảnh Tôn PVC ASA
  • Khả năng chống ăn mòn: Với khả năng chống ăn mòn cao cả khi trong môi trường hóa chất hay muối biển. Nhờ vậy giúp cho công trình bền vững hơn trong thời gian dài.
  • Nhẹ và dễ lắp đặt: Tôn nhựa có khối lượng nhẹ hơn so với tôn sắt. Nhờ đó giúp cho việc lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Chống cháy: Với khả năng chống cháy, tôn nhựa giúp cho công trình an toàn hơn trong trường hợp có cháy.
  • Chống nóng và tiếng ồn: Tôn nhựa có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn so với tôn sắt hoặc ngói, giúp cho không gian trong nhà mát mẻ hơn và giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài.

Bên cạnh đó còn có nhiều điểm cộng khác như:

  • Bề mặt nhẵn bóng, dễ lau chùi
  • An toàn sức khỏe, thân thiện môi trường 
  • Độ bền lên đến 30 năm 

Ngoài ra, tôn nhựa còn nổi bật bởi sự đa dạng trong lựa chọn. Sản phẩm này có nhiều độ dày, màu sắc cũng như chiều dài để phù hợp công trình. 

Nhược điểm của tôn nhựa

Tôn nhựa dù ngày càng phổ biến nhưng thực tế đây vẫn là một sản phẩm tương đối mới trong ngành. Vì thế độ phủ sóng trên toàn quốc chưa cao. Khi đó, việc khách hàng có nhu cầu nhưng không tìm được cửa hàng gần đó là thường gặp. Đó là lý do Tôn Thành Công vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm đối tác phân phối trên cả nước. Mong muốn của nhà máy mà đem sản phẩm chất lượng, giá tốt đến tay người có nhu cầu. Bên cạnh đó, chia sẻ lợi nhuận cùng đối tác của mình với mức chiết khấu hấp dẫn.

Dây Chuyền Sản Xuất Tôn Nhựa ASA PVC
Dây Chuyền Sản Xuất Tôn Nhựa ASA PVC

Tính năng và đặc điểm của tôn sắt

Không chỉ tôn nhựa, tôn sắt cũng là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Và thực tế, sản phẩm này tồn tại từ rất lâu về trước, lâu đời hơn tôn nhựa rất nhiều. 

Tôn sắt là gì?

Đây là một loại tấm thép dùng làm vật liệu xây dựng. Tôn sắt thường được sản xuất bằng cách đúc hoặc kéo dài thép. Sau đó được cán thành tấm phẳng như thường thấy. Tấm lợp này có thể được sử dụng để làm mái che hoặc tường ngoài của các công trình.

Ưu điểm của tôn sắt

Giá thành tương đối thấp

Nhìn chung mức giá của tấm lợp này khá thấp so với các sản phẩm cùng loại. Vì thế giảm bớt áp lực tài chính khi hoàn thiện công trình.

Dễ dàng mua 

Chính bởi tôn sắt đã xuất hiện từ rất lâu nên mức độ phủ sóng vô cùng lớn. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng cung cấp tôn sắt ở bất cứ đâu. Vì thế thuận tiện hơn cho người dùng trong quá trình xem xét và quyết định. Chưa kể, điều này còn giúp dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh. Ví dụ như thừa hay thiếu tấm lợp so với dự kiến. 

Dễ dàng lắp đặt và thi công

Tôn sắt có độ dẻo dai tốt và khả năng uốn cong, cắt định hình dễ dàng, do đó việc lắp đặt và thi công tôn sắt khá đơn giản và nhanh chóng.

Tính linh hoạt

Tôn sắt có nhiều loại và kích thước khác nhau, do đó có tính linh hoạt cao trong việc lựa chọn và thi công tôn sắt cho các công trình xây dựng.

Nhược điểm của tôn sắt

Dễ bị ăn mòn

Tôn sắt có thể bị ăn mòn theo thời gian, đặc biệt là trong môi trường có độ ẩm cao. Chưa kể là các môi trường chịu tác động mạnh bởi hóa chất hay nước biển. Điều này sẽ làm giảm độ bền của tôn sắt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi ấy cần phải được bảo trì định kỳ để đảm bảo tuổi thọ của tôn sắt.

Chống ồn kém

Dễ thấy rằng khi sử dụng tôn sắt để hoàn thiện công trình thì khó có được không gian yên tĩnh. Không chỉ là tiếng ồn xe cộ mà tiếng mưa gió cũng tác động rất lớn. Điều đó đôi khi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của mọi người.

Tăng độ nóng của công trình

Điều này bị ảnh hưởng bởi tính dẫn nhiệt cao của kim loại, cụ thể là sắt. Vì thế không khí trong nhà rất dễ nóng bức hơn khi nhiệt độ tăng cao. Và với khí hậu nóng ẩm, mùa hè tương đối khắc nghiệt như Việt Nam thì đáng quan ngại. Điều này tác động lớn đến sinh hoạt và làm việc của mọi người.

So sánh tôn nhựa và tôn sắt

Nguyên Liệu Sản Xuất Tấm Lợp Nhựa PVC ASA
Nguyên Liệu Sản Xuất Tấm Lợp Nhựa PVC ASA

Bảng so sánh tôn nhựa và tôn sắt 

Những thông tin ở trên đã phần nào cho thấy được điểm mạnh của điểm yếu của từng tấm lợp. Và để khách hàng dễ nắm bắt hơn, hãy cùng Tôn Thành Công tham khảo bảng dưới đây:

Tính năngTôn nhựaTôn sắt
Khả năng chống ăn mònCao hơnThấp hơn
Trọng lượngNhẹ hơnNặng hơn
Khả năng chịu tác động môi trườngCao hơnCao 
Vận chuyển, lắp đặtDễ hơnKhó hơn
Khả năng cách âm và cách nhiệtTốt hơnKém hơn
Khả năng cách điệnKhông
Khả năng chống ăn mònKhông
An toàn với môi trườngKhông
Độ dẻo daiCao hơnThấp hơn
Khả năng chống cháyKhông
Bảng so sánh tôn nhựa và tôn sắt 

Tổng kết sự khác biệt giữa hai tấm lợp 

Tóm lại, cả tôn nhựa và tôn sắt đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tôn nhựa thường được lựa chọn vì tính linh hoạt, độ bền cao, khả năng chống lại các tác động từ thời tiết. Đó là lý do vì sao lại được sử dụng nhiều trong môi trường ẩm ướt hoặc có tác động môi trường cao. Nó cũng được đánh giá cao về khả năng cách nhiệt và cách điện. Từ đó giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng và giảm bớt chi phí trong quá trình vận hành.

Công Trình Công Nghiệp Tôn Nhựa
Công Trình Công Nghiệp Tôn Nhựa

Trong khi đó, tôn sắt vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng và công nghiệp. Sản phẩm nổi bật bởi giá thành tương đối thấp và dễ dàng mua. Tiếp đó, tôn sắt có độ chịu được tải trọng lớn, phù hợp với các ứng dụng có tính chất cơ khí cao. Tuy nhiên, tôn sắt có thể gây ra ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất. Chưa kể còn khó khăn trong việc tái chế, và cũng không thể chống được ăn mòn nếu không được bảo vệ tốt.

Vì vậy, lựa chọn sản phẩm này thì tùy thuộc vào khả năng chi trả cũng như yêu cầu từng công trình. Điều quan trọng là chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí. 

Giao Hàng Tấm Nhựa Lợp Mái ASA PVC
Giao Hàng Tấm Nhựa Lợp Mái ASA PVC

Kết luận

So sánh tôn nhựa và tôn sắt là một vấn đề rất được quan tâm trong việc xây dựng. Hãy xem xét đến yêu cầu của từng công trình, các điều kiện môi trường, yêu cầu thẩm mỹ và chi phí. Và, việc lựa chọn tôn nhựa hay tôn sắt phù hợp với từng công trình sẽ có nhiều lợi ích. Khi ấy không chỉ giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo được chất lượng công trình.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai tấm lợp. Từ đó  tùy thuộc tình huống cụ thể mà có thể đưa ra quyết định chọn vật liệu phù hợp cho công trình của mình.